Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

Đà Lạt, những huyền thoại Tình Yêu

 
 
Đến với Đà Lạt, du khách không chỉ bị mê hồn bởi những cảnh quan thiên nhiên, mà còn say sưa trong những huyền thoại tình yêu gắn liền với những cảnh quan ấy. Người dân Đà Lạt vẫn kể về những huyền thoại, như những thác nước vẫn ngày đêm chảy và không bao giờ cạn.
1. Thiên tình sử núi Lang Bian

Ngày 21-6-1893, đoàn thám hiểm người Pháp do bác sĩ Alexandre Yersin dẫn đầu đến thác Prenn sau đó đặt chân lên cao nguyên Lang Bian và đã tìm ra được "xứ hoa đào"! Nhưng truyền thuyết về ngọn núi kiêu dũng và thơ mộng này có từ rất lâu mà người dân bản địa nơi đây vẫn lưu truyền và kể lại trong mỗi mùa xuân về.

Một già làng Cơ Ho ngồi bên đống lửa, vừa uống rượu cần vừa chậm rãi kể. Ngày xưa, xưa lắm, vùng La Ngư Thượng - tức Đà Lạt bây giờ đất đai màu mỡ, khí hậu quanh năm mát mẻ. Có nhiều bộ tộc sống ở nơi đây và có hai bộ tộc mạnh nhất là Lạch và Srê. Tộc Lạch có một tù trưởng đẹp trai, khỏe mạnh với một sức mạnh phi thường có thể thắng hàng nghìn thú dữ. Thiếu nữ trong làng không ai "bắt" được chàng về làm chồng vì nghĩ mình không xứng, chàng tên là Lang. Ở bộ tộc Srê có một người con gái mà nhan sắc của nàng làm núi rừng phải nghiêng ngả, thú dữ phải bỏ chạy. Vì nhan sắc tuyệt trần đó nên có hai con rắn hồ tinh ghen ghét và kiên quyết hãm hại nàng. Một hôm nàng vào rừng hái quả thì bị bọn chúng tấn công. Chàng Lang đi săn, thấy người gặp nạn đến cứu, giết chết bọn yêu quái và giải thoát cho nàng, nàng tên là Bian.

Cũng từ đó chàng Lang và nàng Bian đem lòng yêu mến nhau cho dù họ khác bộ tộc và cách xa nhau mấy con suối. Họ cùng đi dạo trên những quả đồi La Ngư Thượng, say sưa ngắm trăng và chàng Lang trao cho nàng Bian chiếc vòng cầu hôn.

Tin lan truyền và đến tai Bạp (cha) của Bian, ông không chấp nhận mặc dù Bian đã nài nỉ, khóc lóc, ông kiên quyết rằng: "Trước đây người Lạch và Srê có thù oán nên con gái Srê không được bắt chồng người Lạch. Giàng (Trời) đã ghi trong luật tục Bạp không có quyền thay đổi". Bian tuyệt vọng và kiên quyết không bắt ai làm chồng nữa và thề sẽ trọn đời mang trong mình chiếc vòng cầu hôn của Lang.
Ngày hôm sau, Bian vượt qua nhiều cánh rừng để báo tin cho Lang biết. Họ đau khổ khôn cùng. Bian khóc, nước mắt nàng tuôn trào hòa vào con thác khiến cho nó gầm rú ngày đêm như khóc than cho mối tình tuyệt vọng của hai người. Lang và Bian ngồi yên lặng bên nhau suốt ngày này qua ngày khác mặc cho nắng gió sương đêm. Thế rồi sau một đêm giông tố họ đã qua đời, các bộ tộc vô cùng thương xót. Trước xác hai con, hai già làng bắt tay nhau xóa mọi hận thù và tập hợp các bộ tộc khác thành dân tộc Cơ Ho. Người dân thương cảm hằng năm cứ đắp hai nấm mộ cao lên. Giàng thương xót phủ hoa lá thành một ngọn núi xinh đẹp: núi Lang Bian như một thiên tình sử của hai người mãi hiện hình trong tâm tư những người Cơ Ho.
2. Hồ Than Thở - những chuyện tình bi tráng

Trai gái hôm nay yêu đương không thành, thường đến hồ Than Thở để giải tỏa những sầu muộn và như một "tập tục" của những mối tình dở dang thời hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà họ "thở than". Chuyện kể rằng có hai người yêu nhau từ thuở học trò, chàng tên là Tâm, nàng tên là Thủy. Tình yêu gắn với nhiều mộng ước nhưng Tâm phải xa Thủy. Khi nàng nhận được tin Tâm thì đó lại là tin tuyệt vọng: chàng vui duyên mới. Nàng đau khổ ra đi cùng mối tình trong trắng, mượn hồ Than Thở kết liễu đời mình. Câu chuyện được học sinh trường Trần Hưng Đạo sưu tầm vào năm 1970. Sau khi Thủy chết, người đời thương xót đắp cho nàng nấm mộ bên hồ với hai câu thơ trên bia:

"Mây xanh nước biếc dù thay đổi
Ngàn năm Thủy vẫn ở trong Tâm"
Đến nay, lớp rêu phong thời gian phủ kín bia mộ có ghi câu thơ của mối tình bi thương này. Nhưng khi thăm hồ nhiều đôi uyên ương vẫn tặng cho người bạc mệnh những chùm hoa trắng.
Câu chuyện thứ hai mang tính lịch sử bi tráng. Có một nghĩa sĩ Tây Sơn tên là Hoàng Tùng yêu một người con gái tên Mai Nương. Khi giặc Thanh xâm lược, Hoàng Tùng ra trận, tin báo về cho Mai Nương là chàng tử trận. Nàng buồn rầu, nhớ lại buổi chia tay bên hồ và kiên quyết chết theo người tình.

Một tháng sau Hoàng Tùng trở về thì người xưa không còn nữa, chàng nguyện suốt đời ở vậy cho trọn mối tình chung. Mấy năm sau triều Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh trả thù một cách đê hèn. Hoàng Tùng đau đớn tình riêng vận nước, tuyệt vọng đi theo tiếng gọi tình yêu của Mai Nương bên hồ Than Thở. Từ đó mỗi sáng, mỗi chiều ngàn thông bên hồ lại nổi lên khúc nhạc bi ai than thở cho đôi trai tài gái sắc vì nước trọn tình yêu nên người đời gọi hồ này là hồ Than Thở.
Thung lũng Tình Yêu và tình yêu hiện đại

Cũng thật là một cái tên đầy lãng mạn dành cho thung lũng này, nhưng cái tên đó lại không được dệt nên từ những chuyện tình huyễn hoặc cổ tích mà hoàn toàn "trần thế". Đứng trên đồi thông nhìn xuống, mặt hồ Đa Thiện như một con tim. Xa xa là đỉnh núi Lang Bian ẩn hiện trong sương mù, mặt hồ phẳng lặng thấp thoáng những con thuyền nhỏ khiến ta hình dung ra một bức tranh thủy mặc rất gợi tình. Có cây xanh non, nhiều học sinh, sinh viên thường hay đến cắm trại nên họ gọi thung lũng này là thung lũng Tình Yêu với ý nghĩa yêu thiên nhiên, đất nước.

Cách lý giải thứ hai, thung lũng gần biệt thự Bảo Đại và là nơi chứng kiến cuộc tình của hoàng đế cuối cùng này với người mỹ nữ (đồng thời là cô gái của cảm hứng bài hát "Ai lên xứ hoa Đào") nên thung lũng được gọi là thung lũng Tình Yêu (Vallée Amour). Sinh viên đại học Đà Lạt thấy đây là nơi hẹn hò lý tưởng của những lứa đôi nên cũng biến thành nơi thổ lộ tình yêu của mình.

Còn bao nhiêu huyền thoại tình yêu gắn với nhiều danh thắng khác, Đà Lạt mộng mơ có lẽ là vì vậy. Mùa xuân này nếu có "Ai lên xứ hoa Đào" sẽ được tắm mình trong nền huyền thoại ấy, nếu ai chưa một lần đến cũng mong hình dung ít nhiều về xứ lạnh mộng mơ...
Truyền thuyết hoa Dã Quỳ

Ngày xửa ngày xưa nơi buôn làng nọ có chàng trai tên là K'Lang đem lòng yêu thương nàng H'Limh.
Ngày ngày chàng K'Lang với nét mặt hân hoan di chuyển nhẹ nhàng lanh lẹ với dáng người vạm vỡ vào rừng săn bắn, còn nàng H'Limh ở nhà dệt tấm chăn "Hạnh Phúc" để sau ngày cưới cái chồng về làm quà đính hôn. Họ đang hướng tới ước mơ cháy bỏng đó bên bếp lửa hồng hằng đêm quây quần múa hát cùng dân làng trong buôn.
Đến một ngày kia nàng HLimh chờ hoài đến tối mà vẫn không thấy bóng dáng K'Lang về...Ngày lại ngày qua mòn mõi chờ mong trong tuỵêt vọng, nàng quyết định rời buôn làng ra đi tìm người yêu. Nàng đi ngày đêm qua bao nhiêu con suối, ngọn núi...thế mà người yêu vẫn biệt tăm. Mùa giá rét căm căm khi trời lập đông trên vùng cao nguyên làm cho nàng H'Limh thêm lạnh lẽo hiu quạnh và cô đơn tuỵêt vọng... Trong cái đói, cái gió, cái rét với sức người phụ nữ tay yếu chân mềm nàng không đủ sức chịu đựng với thời gian khắc nghiệt và ngủ thiếp đi, trong giấc mơ ấy có báo mộng rằng: K'Lang người yêu của cô bảo nàng hãy đi thêm một con suối nữa sẽ gặp chàng ở đó. H'Limh giựt mình tĩnh giấc rồi choàng dậy đi tiếp đến cuối nguồn. Một cảnh tượng thật hãi hùng và vô cùng đau xót. Người yêu của cô là K'Lang bị người bộ tộc Lasíêng đang trói chặt và chết từ lúc nào không biết. Nàng H'Limh trong cơn đau khổ tột cùng chạy lao mình đến ôm H'Lang mặc cho những mũi tên, những ngọn giáo đâm vào da thịt cô vì muốn để ôm lấy người yêu. Cái định mệnh oan nghiệt cho cuộc đời của cô và cũng là sự chung thủy với người mình yêu bằng mũi tên hiểm độc từ con trai bộ tộc Lasíêng tên là LaRihn...Mũi tên này là sự hờn ghen của LaRihn kết liễu cô khi thấy tình yêu của nàng H'Limh dành cho K'Lang vô cùng cao cả.
Từ đó cứ độ tháng 10 nơi nàng H'Limh chết lại nở ra một loài hoa dại có màu vàng rực rỡ. nên truỳên thuýêt để lại cho đến ngày nay người miền núi (cao nguyên) gọi là hoa dã Quỳ. (Có thể tạm thời giải thích tên Dã Quỳ theo như anh Hoài Nguyên). Dã có nghĩa là hoang dã; Quỳ có nghĩa là quỳ gục xuống. Dã Quỳ có nghĩa là chết trong rừng hoang. Nếu không có sự giải thích chử Dã Quỳ hợp lý thì hoa Dã Quỳ như không liên quan gì đến câu chuyện, làm mọi người thấy như sự bịa đặt trong câu chuyện này.
Cây hoa dã Quỳ rất dể mọc và mọc rất nhanh...Vào tháng 10 khi mùa mưa trên cao nguyên chấm dứt những cánh hoa màu vàng nở rộ tràn đầy sức sống mãnh liệt như tình yêu chung thuỷ. Nhưng không hiểu sao người đời về sau không dùng hoa Dã Quỳ để tặng nhau trong giao tiếp, trong tình yêu mà chỉ chiêm ngưỡng khen tặng tiếc nuối cho đó là loài hoa dại.
TRUYỀN THUYẾT THÁC PONGOUR

Về tên gọi thác PonGour có hai truyền thuyết như sau :
Thứ nhất : PonGour là tên một người Pháp, phiên âm từ tiếng bản địa (K’Ho : PON - GOU, với nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng). Qua một số tài liệu địa chất của người Pháp, vùng này có nhiều Kaolin.
Như vậy PO N-GOU có nghĩa là ông chủ hay ông vua Kaolin.
Thứ hai : Do tác giả Nguyễn Hồng Nhật nêu lên năm 1984, hiện nay khá phổ biến được nhiều người nhắc đến POUGOUR, xuất phát từ ngôn ngữ K’HO, có nghĩa là bốn sừng tê giác ( PO N: bốn, GOUR: sừng) giả thuyết này lấy từ một chuyện cổ trong kho tàng chuyện cổ K’HO, CHÀM, CHURU. Nội dung chuyện cổ như sau:
Ngày xưa vùng đất PHÚ HỘI – TÂN HỘI - TÂN HÀ do nàng KANAI làm chủ, KANAI là một tù trưởng (bộ tộc trưởng) nữ trẻ xinh đẹp, có sức mạnh hơn cả thanh niên dũng sĩ K’HO-CHURU, nàng lại có quyền lực chinh phục thú rừng, đặc biệt là loài Tây U (tê Giác) do đó bộ tộc của nàng có đến bốn con tê giác to lớn khác thường, chúng được dùng để khai phá núi rừng, đồi suối để làm rẫy và đánh giặc bảo vệ buôn làng. Thuở ấy  giặc PRENN (Châm) ở PANDURANGA (Ninh Thuận ngày nay) thường đến quấy phá, bắt bớ dân địa phương về vương quốc Châm để làm xu, làm phu (một hình thức nô lệ) hoặc đi lính chống lại người YUAN (Kinh)
Một lần, dân của bộ tộc KANAI bị lính PRENN bắt đi khá nhiều, căm giận trước cảnh ấy, nàng KANAI đã kêu gọi các bộ tộc Tây Nguyên như: STE, CHIL , MA , NỐP nổi dậy chống người PRENN, nàng đã tự mình cưỡi tê giác cùng đoàn quân Tây Nguyên xuống đánh phá vương quốc PANDURANGA, để báo thù. Nàng KANAI chiếm được bốn thành của người PRENN, cứu được hàng trăm dân K’HO bị người PRENN bắt đi làm nô lệ trước đây. Nhưng qua chiến thắng này nàng KANAI mới thấm thía nỗi nhân tình thế thái, một số người K’HO, MẠ đã theo giặc PRENN chứ không chịu về Tây Nguyên quê hương cũ mặc dù họ đã có gia đình tại quê nhà.
Đau buồn trước nghịch cảnh ấy, nàng KANAI quyết trừng trị những ai bội nghĩa quên tình và sau đó KANAI phải xây dựng cuộc sống cho buôn làng, KANAI cùng bốn con tê giác ngày đêm ủi núi sau đồi để tạo dựng một vương quốc thủy chung cho người K’HO của nàng, POUGOUR là dấĐu vết của bốn con tê giác cắm xuống núi rừng Tây Nguyên để mở ra một kỷ nguyên văn hoá cho các dân tộc tại đây…
Only Đà Lạt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét